Sản phẩm mới :
Home » , » CỎ LÁ GỪNG - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

CỎ LÁ GỪNG - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Thông thường người ta chọn cỏ lá gừng hay còn gọi là cỏ lá tre ( do lá cỏ trông như lá tre), tên khoa học là Axonopus compressus .Cỏ lá gừng vừa dễ trồng nhanh tạo thảm lại vừa rẻ tiền.Tuy nhiên cỏ lá gừng có một nhược điểm là khả năng chịu hạn kém lại mất thời gian công sức cắt hàng tháng để duy trì độ cao của cỏ đảm bảo mỹ quan.

Các loại cỏ trang trí sân vườn
 
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CỎ LÁ GỪNG

A: Công tác chuẩn bị.
 1. Chuẩn bị đất
Đất trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với Cỏ Lá Gừng không đòi hỏi đất màu mở, vì chúng có thể sinh trưởng bình thường trên nhiều loại đất khác nhau do có bộ rễ chắc chắn và tế bào lông hút lớn, lại có khả năn lươn do vậy chúng có khả năng tích trữ dinh dưỡng nhiều.
Biện pháp làm cỏ:
-Trước tiên làm sạch cỏ dại, cày hoặc xới lại đất nền, sau đó tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún.
Do đây là lớp đất nền do vậy công tác này cần được tạo thành mặt phẳng hay đồi núi tùy vào mục đích của người sử dụng và yêu cầu của bản thi công.
- Làm đất tơi xốp lớp mặt, tạo hệ thống thoát nước tốt.
- Rải lớp phân hổn hợp (phân bò+tro trấu+mùn dừa+đất mùn) dày mỏng tùy thuộc vào lớp đất nền xấu hay tốt. Nếu đất nền tốt thì nên rải đất, phân nhiều, trường hợp đất xấu thì ngược lại.
- Sau đó dùng cào trộn lẫn phân với lớp đất nền với nhau.
Công việc này cần được cào đều, với độ sâu khoảng 5cm đến 7 cm, để đảm bảo cho đất tơi xốp khi trồng cây, giai đoạn đầu cây dễ ra rễ mới và sẽ tạo điều kiện cho cây nhanh chống lấy dinh dưỡng.
 2. Chuẩn bị giống.
Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. thông thường 1m² cỏ giống nếu trải thảm chỉ được 1, 20m²; nếu trồng dày sẽ được 2m²; trồng vừa được 3m² và nếu trồng thưa được đến 4m² đất.
co la gung
 B. Trồng cây:
- Cỏ giống được xé nhỏ thành từng miếng một, mỗi miếng có đường kính từ 5 đến 7cm.
- Trải đều cỏ trên mặt đất, đảm bảo khoảng cách các miếng không quá 10cm.
- Dùng đất mùn hữu cơ rải đều lên trên cỏ với chiều dày khoảng 1cm đến 2cm.
- Dùng đầm gỗ, đầm nhẹ để mắt rễ của cỏ bám đất, đồng thời rải bổ sung đất hữu cơ ở những nơi còn thiếu. Kinh nghiệm cho thấy trồng vừa có ưu điểm hơn hết, vừa tiết kiệm được giống, vừa thoáng để cỏ đẻ con nhiều. Ở cách trồng này, sau 20-25 ngày cỏ phủ đều, non mượt đẹp.
- Sau khi đầm tiến hành ngay việc tưới nước cho cỏ. Lưu ý là phải tưới đẫm, đều, nếu miếng cỏ giống nào nổi lên thì phải nén lại cho cỏ và đất kết dính nhau.
co la gung
III: Chăm sóc:
Việc chăm sóc cỏ sau khi trồng là vấn đề rất cần thiết:
- Cây sau khi trồng, trong vòng từ 1 đến 20 ngày phải tưới nước thường xuyên, duy trì tưới mỗi ngày một lần.
- Thời gian sau đó tùy vào thời tiết khác nhau mà ta có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp đảm bảo cây luôn có độ ẩm.
- Sau khi trồng được 1 tháng tiến hành bón phân Urê để cây có độ xanh tươi cho cỏ.
- Duy trì bón phân Urê mỗi tháng một lần.
- Sau khi bón phân phải tiến hành ngay việc tưới nước đẫm cho cỏ, trường hợp mưa thì không cần tưới nước.
- Tiến hành cắt tỉa để cây mọc lá non thường xuyên đảm bảo cho cỏ non xanh tươi.
- Khi có cỏ dại tấn công cần phải làm cỏ ngoài mục đích để duy trì quần thể loài cỏ.
Nguồn saigonhoa.vn
Chia sẻ :
Sản phẩm cùng loại

+ comments + 2 comments

Anonymous
February 25, 2019 at 5:48 PM

Nhìn giống cây kim tiền tại Cây Xanh Hoàng Nguyên quá ta!

May 20, 2019 at 1:13 AM

cây này mọc dại dưới quê nhiều lắm luôn
Hoàng Nguyên Green

Post a Comment

 
Liên kết: Vườn Ươm Đà Nẵng | Căn Hộ Đà Nẵng|Bất động sản Đà Nẵng|Cây cảnh Đà Nẵng | Dịch vụ cây cảnh |Cỏ Nhân Tạo đà Nẵng|Hạt Giống Đà Nẵng|
Copyright © 2012. Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Đà Nẵng, Cây cảnh Đà Nẵng, Cay Canh Da Nang, cham soc cay canh da nang - Từ Khóa chamsoccaycanhdanang.blogspot.com
Quang Tình | Cây cảnh Đà Nẵng | Dịch vụ cây cảnh |
Địa chỉ:Số 06 Thủ Khoa Huân - Phường An Hải Đông, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Liên hệ SĐT: Mr Tình: 0978.498.275 or Mr Tin: 0905.084.516