Sản phẩm mới :
Home » , » Nghệ thuật uốn, cắt cành Bonsai.

Nghệ thuật uốn, cắt cành Bonsai.

         Thực tế đã không có nhiều nghệ nhân có được sự tự tin khi xử lý kỹ thuật tạo hình Bonsai! Mỗi cây, mỗi hoàn cảnh, chi tiết đều có yêu cầu riêng biệt đòi hỏi người thật giỏi nghề mới luôn làm chủ, đủ chín chắn cân nhắc làm nên sự hoàn mỹ cho cây Bonsai. 

cat canh bonsai
Yêu cầu cơ bản khi xử lý các tình tiết làm cho cây Bonsai được mọi người chấp nhận đó là tỷ lệ:  Các thành phần của cây có quan hệ hữu cơ về mặt tỷ lệ, ví dụ: Bệ cây lớn thì gốc phải lớn, thân phải lớn và hẳn nhiên tay cành cũng phải tuân thủ các tỷ lệ tương ứng.
Khi xử lý tay cành cũng vậy: Cành phải tương xứng với thân từ điểm xuất phát ví dụ: Đường kính của thân khoảnh 8cm tỷ lệ cành phải khoảng 3cm đến 4cm. Muốn có đoạn cành đạtyêu cầu chúng ta thường phải nuôi cành xổng, trong quá trình này cũng cần uốn, co kéo… (miễn là có tác động làm cho đoạn cành không được quá tròn, quá thẳng) giúp  cành Bonsai có dáng vẻ tự nhiên. 
Khi cành phát triển đạt theo yêu cầu, cần phải cắt chuyển nhịp (cắt dật). Chọn lấy mầm có được sự chuyển hướng tạo độ mở cho không gian của cành (tạo Bonsai, công việc cơ bản là thiết lập hệ thống cành. Cây Bonsai càng có ít cành càng hấp dẫn, ít  mà đủ, bố cục vẫn chặt chẽ hài hòa. Với tư duy tạo ít cành, Bonsai  thiên về dáng vẻ giản dị, khoáng đạt, các chi tiết kĩ thuật, các nét duyên dễ được khoe ra và đây chính là sức  mạnh là ma lực hấp dẫn của cây. Các cây cảnh có cấu trúc độc đáo, đặc biệt hấp dẫn thường có vẻ ngoài gần gũi giản dị, lời ít ý nhiều.
 Mỗi cành đẹp là một bộ phận cân đối, ăn nhập với bố cục tổng cây, cây và cành thống nhất làm nên một ngôn ngữ riêng biệt cho tác phẩm, đó  là sự thành công của tác giả. Cành Bonsai đẹp phải là một bộ phận có không gian mở, các chi được phân bổ cân đối về các hướng: Trên-dưới; Trước-sau; Trong-ngoài. Các bộ phận của cành có thể là lớn, nhỏ, dài, ngắn, dày, mỏng… nhưng vẫn ăn với nhịp điệu của cây, vẫn bắt nhịp với xu thế, với hướng chủ đạo).
Sau cắt dật cho cành vẻ khúc triết chuyển hướng không gian cho cành, chúng ta nuôi tiếp mầm, chồi đã chọn, lại nuôi đủ lớn theo yêu cầu tỷ lệ (tiếp tục quá trình uốn hoặc co kéo tác động cho cành, tạo độ mềm mại).
Mỗi đoạn cành khi được nuôi dưỡng đủ độ chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu chuyển hướng bằng một nhịp cắt dật và lại uốn cành đó là các kỹ thuật phối hợp thường xuyên trong khi tạo hình cho cành Bonsai.
Nếu chỉ cắt dật, cây sẽ đặc biệt khô cứng!
Nếu uốn nhiều, thân cành sẽ có vẻ nhũn, yểu không tự nhiên
 Vì vậy chúng ta nên cố gắng trải nghiệm thật nhiều may ra mới có thể làm chủ kỹ thuật tạo dáng cho cây cảnh. Nghĩ thật dễ, làm thực khó, Bonsai là tác phẩm nghệ thuật, quá trình chế tác  mà gượng thì làm sao có được một tác phẩm tinh tế, tinh tế như tự nhiên vốn có vậy kĩ năng phải nhuyễn từ trong tình cảm, lí trí của chúng ta. 
Nguồn Caycanhthanglong.vn
Chia sẻ :
Sản phẩm cùng loại

+ comments + 1 comment

February 24, 2019 at 6:41 PM

cây huyết dụ tại Hoàng Nguyên Green cũng rất đẹp nhé.

Post a Comment

 
Liên kết: Vườn Ươm Đà Nẵng | Căn Hộ Đà Nẵng|Bất động sản Đà Nẵng|Cây cảnh Đà Nẵng | Dịch vụ cây cảnh |Cỏ Nhân Tạo đà Nẵng|Hạt Giống Đà Nẵng|
Copyright © 2012. Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Đà Nẵng, Cây cảnh Đà Nẵng, Cay Canh Da Nang, cham soc cay canh da nang - Từ Khóa chamsoccaycanhdanang.blogspot.com
Quang Tình | Cây cảnh Đà Nẵng | Dịch vụ cây cảnh |
Địa chỉ:Số 06 Thủ Khoa Huân - Phường An Hải Đông, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Liên hệ SĐT: Mr Tình: 0978.498.275 or Mr Tin: 0905.084.516