Kỹ thuật nhân trồng và chăm sóc cho cây sung
Đối với sung, đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khả năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung ở đất có nước, trên hòn non bộ hoặc chậu có nước và ít đất.
Chọn cây con có chiều cao từ 15-20 cm để trồng. Trước khi đánh bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ những lá này. Lấp đất đến cổ rễ của cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần cho cây.
Sung không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để cây phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý bón lân và cắt tỉa cành, lá cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây. Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm.Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1-2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
1) Kỹ thuật nhân giống sung cảnh:
Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, dâm cành song trong thực tế nhân giống giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo ra cây con khỏe.
Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín đủ, thịt quả mềm để đãi lấy hạt. Chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thể ủ hạt ở nơi ấm để hạt dễ mọc. Đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ. Sau khi gieo tủ rơm rác mục thành cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần. Khi cây đạt chiều cao 15-20 cm có thể bứng đi trồng.
Nhân giống bằng các phương pháp vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, giâm cành và tách gốc song các cành này thường có hệ số nhân thấp, tỉ lệ sống không cao do đó ít được dùng.
Sung không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để cây phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý bón lân và cắt tỉa cành, lá cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây. Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm.Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1-2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
1) Kỹ thuật nhân giống sung cảnh:
Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, dâm cành song trong thực tế nhân giống giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo ra cây con khỏe.
Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín đủ, thịt quả mềm để đãi lấy hạt. Chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thể ủ hạt ở nơi ấm để hạt dễ mọc. Đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ. Sau khi gieo tủ rơm rác mục thành cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần. Khi cây đạt chiều cao 15-20 cm có thể bứng đi trồng.
Nhân giống bằng các phương pháp vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, giâm cành và tách gốc song các cành này thường có hệ số nhân thấp, tỉ lệ sống không cao do đó ít được dùng.
2) Cách làm cho lá đa, lá sung nhỏ lại:
Đây là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại.
Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây.
Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.
3) Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.
Sung là cây thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King), thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy. Cái mà người ta gọi là quả thực ra đó là tập hợp của nhiều hoa nhỏ bên trong tạo thành quả giả hình trái lê, bên ngoài có lớp lông mịn, cuống ngắn. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, có mùi thơm hấp dẫn. Quả thường mọc từng chùm trên thân và những cành không mang lá đã hóa gỗ. Sung có nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…cũng có những giống không cho quả, có giống khó ra quả nếu không được tác động bàn tay con người.
Trong chi Ficus, cây vả (Ficus auriculata Lour.) cũng có quả ăn được, tương đối giống cây sung, nhiều người lầm lẫn. Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là nghệ thuật gắn keo con voi.
Cây sung nhà bạn trồng được 5 năm rồi, gốc to, thân cao, nhiều cành mà không ra quả có thể do những nguyên nhân sau đây:
+ Có thể giống này không cho quả: Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả. Trong trường hợp này bạn nên tìm những cây sung đã cho quả chiết lấy cành hoặc lấy quả chín gieo trồng và tạo cây bonsai mới nếu muốn chơi sung như một biểu tượng của sự no đủ, tốt lành và may mắn (sung nở hoa).
+ Nếu có các đặc điểm như nêu ở trên (đúng là giống sung cho quả), muốn cho sung ra quả có thể làm theo những cách sau:
- Ngừng tưới nước cho cây 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.
- Dùng dao khía vài nhát vào thân cây cho chảy nhựa (khứa vừa đến phần gỗ), chỗ gần gốc cây sẽ kích thích cây ra hoa, ra quả.
- Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, bít các lỗ thoát nước lại, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.
+ Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả. Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già, ngày càng lên cao nên mất cân đối và rất xấu. Vì vậy, khi thay chậu không được cắt bỏ các cùi hoa này. Muốn hoa ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.
+ Nếu do chăm sóc nhiều, lá sung to, dày nên không đẹp, muốn làm cho lá nhỏ lại, khi mầm lá nẩy ra được 2 -3 lá, bạn dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1 - 2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường./.
Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây.
Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.
3) Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.
Sung là cây thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King), thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy. Cái mà người ta gọi là quả thực ra đó là tập hợp của nhiều hoa nhỏ bên trong tạo thành quả giả hình trái lê, bên ngoài có lớp lông mịn, cuống ngắn. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, có mùi thơm hấp dẫn. Quả thường mọc từng chùm trên thân và những cành không mang lá đã hóa gỗ. Sung có nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…cũng có những giống không cho quả, có giống khó ra quả nếu không được tác động bàn tay con người.
Trong chi Ficus, cây vả (Ficus auriculata Lour.) cũng có quả ăn được, tương đối giống cây sung, nhiều người lầm lẫn. Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là nghệ thuật gắn keo con voi.
Cây sung nhà bạn trồng được 5 năm rồi, gốc to, thân cao, nhiều cành mà không ra quả có thể do những nguyên nhân sau đây:
+ Có thể giống này không cho quả: Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả. Trong trường hợp này bạn nên tìm những cây sung đã cho quả chiết lấy cành hoặc lấy quả chín gieo trồng và tạo cây bonsai mới nếu muốn chơi sung như một biểu tượng của sự no đủ, tốt lành và may mắn (sung nở hoa).
+ Nếu có các đặc điểm như nêu ở trên (đúng là giống sung cho quả), muốn cho sung ra quả có thể làm theo những cách sau:
- Ngừng tưới nước cho cây 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.
- Dùng dao khía vài nhát vào thân cây cho chảy nhựa (khứa vừa đến phần gỗ), chỗ gần gốc cây sẽ kích thích cây ra hoa, ra quả.
- Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, bít các lỗ thoát nước lại, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.
+ Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả. Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già, ngày càng lên cao nên mất cân đối và rất xấu. Vì vậy, khi thay chậu không được cắt bỏ các cùi hoa này. Muốn hoa ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.
+ Nếu do chăm sóc nhiều, lá sung to, dày nên không đẹp, muốn làm cho lá nhỏ lại, khi mầm lá nẩy ra được 2 -3 lá, bạn dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1 - 2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường./.
(Sưu tầm).
+ comments + 1 comment
Mọi người biết cây cau vàng tại Hoàng Nguyên Green không?
Post a Comment