Cây cảnh nghệ thuật là môn nghệ thuật đặc thù, một cây bình thường thì không thể gọi là cây cảnh nghệ thuật, mà phải tạo dáng cho cây để trở thành cây cảnh...
Cây cảnh nghệ thuật là môn nghệ thuật đặc thù, một cây bình thường thì không thể gọi là cây cảnh nghệ thuật, mà phải tạo dáng cho cây để trở thành cây cảnh. Như vậy có thể xếp nó vào môn nghệ thuật tạo hình nhưng không phải tạo hình trên vật vô tri vô giác mà là tạo hình trên vật thể có sinh mệnh, vật thể có sự sống, cho vườn cây cảnh có đặc thù của nó. Cây cảnh nghệ thuật là sự vận dụng kiến thức tổng hợp giữa khoa học kỹ thuật và văn hoá nghệ thuật. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã khái quát tính chất đặc trưng của cây cảnh nghệ thuật như sau:
1.Cây cảnh nghệ thuật có tính đặc trưng cao: Người làm cây cảnh nghệ thuật trước hết phải là người làm vườn giỏi, tức là thành thạo các kỹ thuật gây trồng, chăm sóc các loại cây. Nhưng cây cảnh nghệ thuật còn là sản phẩm nghệ thuật nữa. Vì thế cần phải vận dụng những kiến thức văn hoá nghệ thuật để tạo ra những sản phẩm đẹp mang dấu ấn thời đại và mang cả dấu ấn địa phương. Về mặt nghệ thuật thì cây cảnh nghệ thuật thuộc nghệ thuật tạo hình. Các thủ pháp tạo hình ở đây bao gồm mầu sắc, hình thể, diện tích, thể tích ….để biến đổi hình dáng một cây diễn tả theo chủ đề sáng tạo mong muốn. Tính tổng hợp ở đây là sự kết hợp giữa khoa học kũ thuật và văn hoá nghệ thuật. Một cây có dáng thế đẹp nhưng phải xanh tốt, thể hiện sức sống mạng mẽ trong một không gian hạn chế của bình chậu. Tính tổng hợp còn thể hiện ở chỗ nớ có mối liên hệ hữu cơ giữa các môn khoa học tự nhiên khác nhau. Như sinh lý, sinh thái cây trồng, đất, phân bón, kỹ thuật, gây trồng và cả kỹ thuật xén tỉa. việc xén tải vừa phải, tuân thủ nguyên tắc nghệ thuật và ỳ đồ sáng tạo của tác giả lại vừa phải căn cứ vào đặc tính loại cây, mùa sinh trưởng, khả năng nẩy trồi mạnh, yếu mà quyết định việc xén tỉa cho phù hợp.
2.Tính khái quát cao của cây cảnh nghệ thuật: Cây cảnh nghệ thuật thường được làm trong chậu, bồn tức là trong một không gian hạn hẹp nhưng cần diễn đạt một chủ đề, một ý tưởng hay một cảnh quan hoàn chỉnh. Vì thế cần chú ý đến không gian tập thể, sao cho cân đối với tuyến mắt, góc nhìn cho phù hợp, đúng tỷ lệ để đạt được hiệu quả thưởng thức lớn. Cây cảnh nghệ thuật là hình ảnh thu nhỏ của tự nhiên, người trung quốc thường gọi là “ Tiểu trung kiến đạt”(tức là từ cái nhỏ bé của cây cảnh nhưng thấy cái to lớn, từ cây chỉ cao từ 30 – 40cm, nhưng tạo hình sao cho nhìn vào thấy ngay đấy là cây cổ thụ cao to, bề thế hàng trăm năm trước). Một chậu cảnh( bồn cảnh) nhỏ thôi nhưng diễn đạt cảnh khoáng đạt của sức sống mới, vì thế tác phẩm bồn cảnh phải có tính khái quát cao. Trong việc xây dựng bồn cảnh sơn thuỷ, người trung quốc thường có câu “ nhất nước tắc gian hồ vạn lý; nhất phong sắc thái hoa thiên tầm” (Tức là một gáo nước thôi nhưng đấy là sông hồ vạn dặm, một đỉnh núi thôi nhưng đấy là trùng điệp thái sơn). Ở ta tác giả Nhất Chi Mai cũng có ý tưởng lớn trong xây dựng non bộ(bồn cảnh sơn thuỷ)là: “nước non thu lại vườn này mà chơi”.
3.Tính liên tục sáng tạo trong cây cảnh nghệ thụât: Cây cảnh là thực tế có sinh mệnh, là thực thể sống. cây cảnh nghệ thuật là tác phẩm của người tạo ra nó, nhưng khác với tác phẩm nghệ thuật khác như: Hội hoa, điêu khắc, kiến trúc….Bức tranh được hoạ sỹ vẽ ra là xong thì phải tiếp tục tu sửa, chăm sóc nó mãi mãi sau này. Vì nó là tác phẩm có sự sống nên cần tiếp tục phân bón, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh ….đế cây luôn xanh tốt. Nếu cây không xanh tốt hoặc lý do nào đó bị khô ngọn, gẫy cành hoặc bị chết đi thì tác phẩm cũng không còn. Vì thế không thể coi nhẹ phần kỹ thụât. mặt khác cây luôn sinh trưởng và lớn lên, sau khi cây cảnh nghệ thuật tạo dáng xong thì vẫn cần thường xuyên quan sát chăm sóc, xén tỉa thế mới giữ được tác phẩm như ý muốn. Bởi vì cây lớn lên từng ngày, các cành sẽ phát triênt tự do, mọc um tùm thì sẽ mất đi dáng vẻ thẩm mỹ. Vì thế nó bắt người chơi cũng phải cần cù, sáng tạo để có một tác phẩm lâu dài ,từ yêu và bảo về cây cảnh đã khiến con người có ý thức yêu và bảo về môi trường sống quanh ta, yêu cái đẹp và giữ gìn bảo vệ cái đẹp, hướng tới cái :chân,thiện,mỹ”.
4.Tính thưởng thức phong phú của cây cảnh nghệ thuật: Tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có tính thời gian của cảm mỹ. Nghĩa là tuỳ theo thời gian khác nhau mà ta cảm nhận cái đẹp khác nhau. Cây cối biến đổi theo mùa, theo năm tháng. Mùa xuân thì cành lá non tơ,mùa hạ xanh lục, mùa thu đông thì một số loại cây lá biến thành màu vàng,màu đỏ.
Mùa xuân xem hoa, mùa hạ xem lá, mùa thu xem quả, mùa đông xem cành. Hoặc như cây Lộc Vừng người ta thường bỏ lá trước hết khoảng một tháng để đến tết nhú ra các chồi đỏ,nhọn đẹp lạ thường.Một bức tranh thì không bao giờ thay đổi nhưng một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật thì cho ta các cảm mĩ khác nhau.
Tính thưởng thức phong phú ở cây cảnh nghệ thuật còn thể hiện ở chỗn nó tập trung nhiều hình thái nghệ thuật và khoa học khác nhau, ai cũng có thể thưởng thức, nhưng tuỳ ở mức độ hiểu biết và tuỳ thuộc ở mức độ cảm thụ,tuỳ ở kinh nghiệm sống khác nhau mà cảm thụ tác phẩm ở mức độ sâu khác nhau. Một tác phẩm hay người ta ví nó như một bài thơ không lời, một bức tranh lập thể bay bướm nhưng không thiếu sự chân thực tự nhiênvì nớ là một thực thể sống động. Đây là bốn đặc tính vốn có của cây cảnh nghệ thuật, mà không một loại nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc nào có được.
(Sưu tầm)
+ comments + 2 comments
Đẹp như cây kim tiền tại Hoangnguyengreen vậy.
Hoàng Nguyên Green có bán nhiều cây đẹp lắm luôn
Post a Comment