Sản phẩm mới :
Home » » KỸ THUẬT TẠO CHI THỨ CẤP CHO BONSAI

KỸ THUẬT TẠO CHI THỨ CẤP CHO BONSAI

Khi tạo tác một tác phẩm Bonsai ai cũng muốn cho mình có được 1 tác phẩm bonsai có bộ tàn với xương chi dày đẹp như một cây cổ thụ thiên nhiên. Nhưng để làm được 1 bộ xương chi như vậy không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian mà còn đòi hỏi cả những kinh nghiệm và kỹ thuật mới có thể tạo ra một tác phẩm đẹp được.

Nhiều người nuôi chi 2-3 năm nhưng chi vẫn là 1 chi thẳng tuột, hoặc cùng lắm được 1-2 nhánh rẽ ngang.
Thực ra kĩ thuật cũng không đòi hỏi phải thực hiện nhiều khó khăn lắm, chỉ cần theo dõi việc phát triển của cây và tác động đúng thời kì là chi có thể ra nhiều xương thứ cấp được.
Trước hết phải xác định ‘như thế nào là 1 bộ xương chi đẹp”
CHI THƯ CAP CHO BONSAI

Một bộ xương chi đẹp là 1 bộ xương có dày, kín nhưng phải thông thoáng, đảm bảo được vấn đề quang hợp sinh lí của cây, đồng thời tạo nên một nét đẹp thẩm mỹ cho cây. Các chi con không bị chồng chéo ăn gian hay làm như cái tổ để làm tròn tán. Bộ xương phải tạo được nhiều cấp độ xương thứ cấp (chi con) tối thiếu là chi cấp 3.

Cách thức để tạo chi thứ cấp:

1. Cây loại lá to (gân hình mạng)
a. Cây bị rụng lá như mai chiếu thủy lá kim giòn, khế, sam núi.... 
Loại cây có lá hay bị vàng lá khi già, tự rụng hay không tự rụng, đối với loại cây có như vậy phải chịu khó theo dõi thời điểm vàng lá và rụng lá của cây, khi lá vàng khoảng 30% diện tích lá cũa cây thì tuốt hết toàn bộ là trên cây, kể cả lá còn xanh. Sau đó đợi đến khi mầm mới mọc ra khoảng 3 ngày thì bón thúc phân hữu cơ đậm đặc cho cây. Các mầm con sẽ mọc dài ra, chọn các mầm thích hợp để tạo chi thứ cấp tiếp theo. Tương tư như vậy làm các chi thứ cấp thấp hơn.
tao chi thư cap cho bonsai

Một số người  cho rằng sơn liễu không làm xương chi được nhưng đó là quan niệm sai, bởi vì sơn liễu hay bất kì loại lá nào, đốt lá mọc sát nhau và có khả năng này mầm cao thì là điều kiện lí tưởng để tạo xương nhất.
b. Cây có lá xanh quanh năm như MCT thuộc dòng thanh mai, sanh..... Đối với những cây thuộc loại này, chỉ cần bấm đọt, lặt lá sát chân cành. Hoặc đối với loại lá to như sanh cắt bỏ nửa 1 lá cũng làm kích thích các mầm con ra nhiều để tạo xương con, hoặc có thể lặt hẳn hết lá khi lá đã thật già đồng bộ cây và cây phải được nuôi dưỡng trong tình trạng khỏe mạnh, phát triển tốt. Bón phân hữu cơ luôn ngay khi bấm đọt:
tao chi thư cap cho bonsai
 2. Đối với loại lá kim, lá dài (gân song song) Tuyệt đối không tuốt toàn bộ là vì có thể làm cây yếu hoặc chết hẳn. Để tạo xương, khi thấy lá già đồng bộ, dùng kéo sắc tỉa hết toàn bộ đầu ngọn chi (lá kim phải dùng tay bấm đọt), lặt 1 đoạn lá ở chân cành (nếu có chi thứ cấp cũng phải lặt luôn ở sát chân cành chi thứ cấp
tao chi thư cap cho bonsai 
Khi các mầm con đã đổi màu phải dùng dây nhôm nhỏ uốn ngay để tránh tình trạng chi bị cứng không uốn được, gây chi mọc lộn xộn hay rồi phải cắt bỏ làm lại. Khi uốn 1 bộ chi, thì uốn theo thứ tự chi nào to nhất thì uốn trước, chi nhỏ uốn sau, cứ như vậy uốn từ chi cấp 1 đến cấp 2,3, 4,5....
 Nguồn sinhvatcanh.com
Chia sẻ :
Sản phẩm cùng loại

+ comments + 1 comment

May 22, 2019 at 12:07 AM

thật sự khâm phục những nghệ nhân cây cảnh
Hoàng Nguyên Green

Post a Comment

 
Liên kết: Vườn Ươm Đà Nẵng | Căn Hộ Đà Nẵng|Bất động sản Đà Nẵng|Cây cảnh Đà Nẵng | Dịch vụ cây cảnh |Cỏ Nhân Tạo đà Nẵng|Hạt Giống Đà Nẵng|
Copyright © 2012. Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Đà Nẵng, Cây cảnh Đà Nẵng, Cay Canh Da Nang, cham soc cay canh da nang - Từ Khóa chamsoccaycanhdanang.blogspot.com
Quang Tình | Cây cảnh Đà Nẵng | Dịch vụ cây cảnh |
Địa chỉ:Số 06 Thủ Khoa Huân - Phường An Hải Đông, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Liên hệ SĐT: Mr Tình: 0978.498.275 or Mr Tin: 0905.084.516